Nếu bạn để ý kỹ khi hát đến nốt cao, các ca sĩ thường vươn cao cổ lên để hát, và đoạn trầm thì lại cúi xuống.
Bạn cứ thử áp dụng cách đơn giản này để cảm nhận được sự thay đổi rõ ràng.
Khi đó bạn có thể dễ dàng lên được nốt cao của bài hát.
Khoảng cách từ micro đến miệng khoảng 2,5cm. Đây là khoảng cách tốt nhất để micro có thể hút âm, đồng thời bảo đảm vệ sinh cho bạn.
Bạn không nên cầm tay vào phần lưới bọc mic, không cầm phía trên angten và không hướng mix về phía loa karaoke, phía có tạp âm.
Nhiều người có thói quen khi cầm mic thường hay cúi xuống sẽ khiến âm thanh bị ứ lại, tiếng phát ra không được trong là ảnh hưởng đến ca khúc.
Mẹo nhỏ: Khi hát những đoạn thấp, nhỏ bạn hơi nghiêng mình về phía trước. Khi hát những đoạn cao, cần ngân dài hãy nghiêng người về phía sau để âm thanh phát ra được vang, trong sáng và không bị ngắt hơi.
Vặn chỉnh tất cả các nút trên amply lên vị trí 12h (vị trí chính giữa).
Lần lượt chỉnh các nút Volume, Echo trong khoảng 11h tới 13h.
Nên để tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng micro. Bạn sẽ cảm thấy micro hát nhẹ hơn nhưng vẫn đáp ứng được tiêu chí tiếng nhạc căng mạnh.
Luyện tập thở bụng: Khi hít vào bụng bạn phình lên, và khi thở ra bụng bạn xẹp xuống.
Lấy hơi: Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng cả mũi và miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được).
Khi lấy hơi vào, thử tưởng tượng như đang buồn ngủ và muốn ngáp, để mở rộng miệng phía trong.
Đẩy hơi: Cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát. Ép bụng một cách nhẹ nhàng để đẩy hơi khi hát.
Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực… tác hại đến việc phát thanh.
Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ.
Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi. Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
Một trong những bí quyết quan trọng để mở khẩu hình trong một cách hiệu quả là kỹ thuật “ngáp ngủ”.
Khi ngáp, vòm miệng mềm được nâng lên, tạo ra một không gian rộng rãi trong khoang miệng và cổ họng, cho phép âm thanh cộng hưởng tốt hơn với các xoang trên đầu.
Khẩu hình không chỉ đơn giản là mở miệng rộng nhất có thể.
Âm vực thấp: Khẩu hình có thể mở vừa phải, tập trung vào việc tạo ra âm thanh dày và ấm.
Âm vực trung: Khẩu hình mở rộng hơn, tạo không gian cộng hưởng tốt hơn cho âm thanh.
Âm vực cao: Khẩu hình mở rộng tối đa, kết hợp với kỹ thuật “ngáp ngủ” để tạo ra âm thanh vang và sáng.
Khi hát nguyên âm, đầu lưỡi chấm vào chân răng hàm dưới.